Tiêu chí Sự thuần hóa động vật

Một số loài động vật và một số cá thể trong số những loài này tạo ra những ứng cử viên tốt hơn cho sự thuần hóa hơn những loài khác vì chúng thể hiện những đặc điểm hành vi nhất định:

  • (1) Quy mô và tổ chức cấu trúc xã hội của chúng
  • (2) Sự sẵn có và mức độ chọn lọc trong sự lựa chọn của chúng
  • (3) Sự dễ dàng và tốc độ mà cha mẹ gắn bó với con non của chúng, sự điềm tĩnh và tính di động của con non khi sinh
  • (4) Mức độ linh hoạt trong chế độ ăn uống và khả năng chịu đựng môi trường sống
  • (5) Sự phản ứng với con người và môi trường mới, bao gồm phản ứng bay và phản ứng với kích thích bên ngoài.

Con người từ xưa đến nay sẽ chọn lọc những loài động vật dễ thuần hóa, sinh sản tốt, và có tính giá trị cao trong việc nuôi dưỡng. Có khoảng 6 tiêu chí cơ bản để đánh giá sự thuần hóa ở một con vật:

Ăn tạp

Một con lợn bạch đang ăn, lợn là loài phàm ăn vì thế chúng được thuần hóa dễ dàng

Những con vật được chọn thuần hóa thường phải là những động vật ăn tạp, tức là nguồn thức ăn chúng sử dụng phải dễ tìm trong môi trường sống xung quanh, chúng có thể ăn nhiều thứ khác nhau, đặc biệt là những thứ con người không ăn được, thậm chí là chất thải, đồ thừa của con người. Các động vật ăn cỏ như trâu , lừa ngựa cừu đáp ứng được tiêu chuẩn này vì chúng có khả năng nhấm nháp cỏ và những ngũ cốc dư thừa. Chính vì điều này, các loài động vật ăn thịt phần nào khó thuần hóa hơn các loài động vật ăn cỏ, vì chúng đòi hỏi con người phải cung cấp nguồn thức ăn từ các loài động vật khác.

Những động vật ăn cỏ như bò, ngựa, dê và cừu có thể tìm kiếm thức ăn từ các đồng cỏ hay từ phần ngũ cốc dư thừa của con người. Động vật ăn thịt như chó và mèo có thể tận dụng nguồn thực phẩm mà con người bỏ đi hoặc thậm chí là cả sâu bọ. Điều này giúp chúng có thể kiếm đủ thức ăn ở trong cũng như quanh nơi cư trú của con người để duy trì sự sống. Các động vật ăn thịt như chó và mèo cũng thỏa mãn điều kiện này vì chúng sẵn sàng ngốn sạch cả chất thải, đồ vứt bỏ của con người cũng như sâu bọ đeo bám chúng.

Chóng lớn

Để chọn loài thuần hóa thì các loài động vật đó phải lớn thật nhanh, ít nhất là nhanh hơn con người vì chỉ có lớn nhanh, thành thục sớm, chúng mới có thể phục vụ mục đích (thức ăn, sức lao động) của con người, và đồng thời, có thể nhân nhanh chóng nhân giống trong quá trình thuần hóa. Chỉ những động vật đạt tới mức trưởng thành nhanh chóng, tương xứng với vòng đời của con người mới được xem xét thuần hóa. Tốc độ phát triển của chúng phải ở mức nhanh chóng.

Con người không thể lãng phí quá nhiều thời gian cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc cho tới khi chúng đủ lớn để đưa vào sử dụng cung cấp sức lao động hoặc trở thành thực phẩm. Vì không thỏa mãn tiêu chuẩn này nên voi đã không trở thành loài được thuần dưỡng rộng rãi. Đây cũng chính là lý do ngăn cản việc thuần hóa voi trên diện rộng dù đối với con người, voi có thể dạy bảo được và lao động tốt nhưng phải mất tới 15 năm, chúng mới đạt tới kích cỡ trưởng thành.

Mắn đẻ

Đàn gà nhà

Những con vật được con người chọn thuần hóa phải là loài có khả năng sinh sản trong điều kiện nuôi nhốt. Đó là những con vật có khả năng sinh sản trong một không gian hạn hẹp và các động vật phải sẵn sàng sinh sản trong trong điều kiện nuôi nhốt, chẳng hạn như lợn, gà, thỏ nhà. Đây là lí do tại sao trong danh sách thuần hóa của con người không có tên những động vật đòi hỏi không gian thoáng rộng, không đóng kín để sinh sản như linh dương.

Những loài động vật yêu cầu một không gian rộng lớn để sinh sản như gấu trúc và linh dương thật sự khó để thuần chủng. Dù những người Ai Cập cổ đại từng nuôi nhốt báo săn như thú cưng nhưng loài mèo lớn này không thể sinh sản nếu thiếu các nghi thức giao phối cầu kỳ, kể cả việc chạy sóng đôi với nhau một quãng dài do đó, con người không có ý định thuần hóa rộng rãi báo săn, người Ai Cập cổ đại hay kể cả người Ấn Độ đánh giá cao loài báo săn nhưng chúng không bao giờ là đối tượng để họ áp dụng các biện pháp thuần hoá.

Hiền lành

Cừu nhà là loài vật ngoan ngoãn, hiền lành

Các loài vật phải thân thiện với môi trường xung quanh và con vật phải hiền lành và ngoan ngoãn dễ bảo, đây là những loài có tính khí được đánh giá ở mức độ tương đối lành tính khi sống trong môi trường tự nhiên. Tiêu chuẩn này còn gây tranh cãi vì một số nhà sinh vật học tiến hóa không coi tính dễ sai khiến là một tiêu chuẩn chọn động vật thuần hóa, không ít vật nuôi trong nhà từng xuất thân từ các loài hung dữ như chó nhà trước khi bị tách khỏi chó sói, nhiều loài đã được thuần thành công có nguồn gốc từ loài rất hung dữ.

Tiêu chí này quan trọng bởi ngay cả khi bị bắt, chúng sẽ không ngừng thoát ra và cho dù không thể trốn thoát, thì bản tính không hiền lành của chúng cũng rất khó cho con người thuần hóa, chẳng hạn như chó sói. Trâu bò và cừu nhìn chung khá dễ tính nên trở thành gia súc của con người. Trong khi đó, trâu rừng châu Phibò rừng châu Mỹ lại hung dữ và vô cùng nguy hiểm đối với con người nên chúng không thuộc nhóm được thuần hóa. Tương tự, ngựa vằn, dù có họ hàng gần gũi với ngựa nhà, nhưng do bản tính hiếu chiến hơn nên hiếm khi trở thành vật nuôi nhốt.

Điềm tĩnh

Linh dương là loài quá nhút nhát do đó con người không thuần hóa chúng

Các động vật thuần hóa không có xu hướng hoảng hốt và bỏ chạy khi bị giật mình con vật được thuần sẽ là con vật không quá hoảng sợ và vội vã bỏ chạy khi bị giật mình. Tiêu chuẩn này đã loại bỏ hầu hết các loài hươu, nailinh dương Gazen do chúng dễ hoảng sợ và cảnh giác cao độ và sẵn sàng nhảy qua các tường rào cao để tẩu thoát khi có động, hươu hay linh dương là các loài có bước nhảy cao cho phép chúng thoát khỏi những cái hàng rào khá dễ dàng.

Loài cừu, mặc dù cũng nhút nhát giống như các loài hươu nai, nhưng chúng lại có bản năng bầy đàn mù quáng, khi hoảng sợ, loài cừu có xu hướng xích lại gần nhau điều này khiến chúng luôn tụ lại với nhau khi hoảng sợ theo kiểu tâm lý bầy cừu và chỉ biết khóc be be, đồng thời còn chậm chạp, nặng nề. Đặc điểm này khiến con người dễ dàng chăn giữ cừu theo bầy đàn và đồng nghĩa với việc người ta có thể dồn được cả bầy cừu lại khi cần thiết.

Bên cạnh những thói quen "hoang dã tự nhiên," thú nuôi luôn có những biểu hiện thể hiện tình cảm dành cho người, chúng thường dạn người, không sợ con người như những đồng loại trong tự nhiên thường lánh mặt con người. Chúng phát ra những tiếng kêu mừng rỡ hay có những biểu hiện mừng rỡ khi nhận thấy sự hiện diện của những người quen, tai và đuôi trong tư thế thoải mái chứ không căng thẳng và chúng giảm bớt khả năng tấn công người lạ, nếu tiếp tục thuần hóa thêm, những con thú như vậy có thể giữ trong nhà giống như vật nuôi.

Phục tùng

Con vật phải dễ dàng chấp nhận con người là chủ nhân của nó (mến người và phục tùng con người) nghĩa là phải có hệ thống phân cấp xã hội linh hoạt, ngoại trừ mèo là động vật sống đơn độc, mọi động vật thuần hóa phải tuân thủ một tôn ti, trật tự xã hội do cá thể nổi trội làm chủ đàn. Điều này cho phép con người dễ dàng thay đổi các động vật, khiến chúng thừa nhận con người những người chăm lo cho chúng là thủ lĩnh của cả nhóm do đó chúng ngoan ngoãn phục tùng con người. Những cá thể phục tùng con người thì sẽ được giữ lại và nhân giống, những cá thể ương bướng không khuất phục sẽ bị loại bỏ.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Sự thuần hóa động vật http://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/bi-mat-thuan... http://baodatviet.vn/khoa-hoc/khoa-hoc/tai-sao-kho... http://nld.com.vn/cong-doan/thuan-hoa-thu-hoang-20... http://danviet.vn/nha-nong/thuan-hoa-ga-rung-de-ha... http://infonet.vn/loai-cho-duoc-thuan-hoa-toi-2-la... http://m.thvl.vn/?p=817718 http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/con-nguoi-da-thua... http://vietnamnet.vn/vn/khoa-hoc/tai-sao-khong-the... http://vtc.vn/tai-sao-con-nguoi-khong-thuan-hoa-du...